Có nhiều loại micro khác nhau nên việc chọn một loại micro phù hợp có thể không hề dễ dàng. Và thông thường, người ta quyết định sử dụng micro nào đó lại phụ thuộc vào mục đích sử dụng và khoảng cách từ miệng tới Micro.
Có nhiều loại micro khác nhau nên việc chọn một loại micro phù hợp có thể không hề dễ dàng. Và thông thường, người ta quyết định sử dụng micro nào đó lại phụ thuộc vào mục đích sử dụng và khoảng cách từ miệng tới Micro.
DANH MỤC CHÍNH
Theo hình vẽ mô tả trên, chúng ta có các dòng micro TOA phổ thông như sau:
Lavalier Microphone: Micro cài cổ áo - chúng ta có thể kể đến các dòng như EM-362-AS (có dây dài 10m, cắm trực tiếp tăng âm), YP-M101, YP-M201, YP-M5310, YP-M5300.. Các dòng micro này sẽ thường kèm với bộ phát không dây như: WM-2100 hoặc WM-5325. Micro thường được dùng cho hướng dẫn viên, giáo viên, người thuyết trình
Gooseneck Microphone: Micro cổ ngỗng cho thông báo như EM-380-AS, PM-660, PM-660D hoặc EC-380-AS (có chuông)
Boundary Microphone: Micro con rùa - chuyên đặt bàn để thu âm cuộc họp như EM-700
Handheld Microphone: Micro cầm tay, thông thường là Micro có dây cắm trực tiêp vào amply như: DM-320, DM-420, DM-1200 hoặc các Micro không dây cầm tay WM-5225, WM-5265 hoặc WM-5270
Handset Microphone: Tương tự như Micro cài cổ áo, đây là dòng Micro choàng đầu, hay dùng cho giáo viên, người thuyết giảng và thường đi kèm bộ thu không dây WM-5325. Đó là các dòng WH-4000H, WH-4000A
Close-Talking microphone: Micro thông báo, chuyên dùng cho hệ thống PA như PM-222, PM-120.. Micro sẽ được đặt sát miệng để thông báo, thường đường dùng trong môi trường ồn ào như trong nhà máy, công xưởng.
Flashmuont Microphone: Micro âm bàn, âm tường thu đa hướng: EM-600
Lưu ý: Để tránh mua phải hàng giả, bạn nên vào đúng website bán hàng chính hãng tại https://toavietnam.net (0944750037) để được tư vẫn miễn phí và đảm bảo đầy đủ CO/CQ từ hãng TOA.
Micro có một thông số kỹ thuật gọi là "sensitivity" hoặc "Rated Sensitivity" hay còn gọi là "độ nhạy" của Micro.
Giá trị cao biểu thị độ nhạy cao và giá trị thấp biểu thị độ nhạy thấp. Mỗi cái đều có ưu điểm và nhược điểm, như thể hiện trong bảng dưới đây.
Ưu điểm | Nhược điểm | |
Độ nhạy cao |
|
|
Độ nhạy thấp |
|
|
Giá trị này càng cao thì micrô càng nhạy và âm thanh có thể thu được càng xa. Nói cách khác, ưu điểm là dù micro có cách xa miệng bạn một khoảng nhất định thì nó vẫn thu âm tốt giọng nói của bạn. Tuy nhiên, nó cũng thu được tiếng ồn xung quanh và nếu người nói ở cùng phòng với micrô thì nó cũng có nhược điểm là tăng khả năng phản hồi.
Giá trị độ nhạy thấp thu ít tiếng ồn hơn nên bạn có thể phát âm giọng nói của mình một cách rõ ràng ngay cả trong môi trường ồn ào. Thay vào đó, bạn phải luôn giữ micro gần miệng.
Một ưu điểm khác là khó thu được tiếng ồn và tiếng vang xung quanh, do đó phản hồi tương đối khó xảy ra ngay cả khi các loa ở cùng một vị trí.
Do đó, không phải cứ Micro độ nhạy cao thì tốt, nó phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sử dụng: VD nếu bạn dùng Micro độ nhạy cao để thông báo trong nhà xưởng, thì rất dễ gây vang, vọng vì tiếng ồn xung quanh rất lớn.
Trên đây chỉ là một số khái niệm cơ bản, hi vọng có thể hỗ trợ bạ. Nếu bạn cần thêm thông tin, vui lòng liên hệ số hotline: 0944.750.037 để được hướng dẫn chi tiết