Loa âm trần đặc biệt là loa âm trần TOA là dòng loa phổ thông rất phổ biến trên thị trường, và thường được sử dụng trong phòng nơi có lắp trần giả. Việc lắp loa lên mặt trần khá đơn giản nên trong bài viết này chúng tôi sẽ không đề cập đến cách khoét trần, lắp loa nữa mà sẽ hướng dẫn bạn thi công, kết nối tới các dòng tăng âm phổ thông nhất của TOA hiện nay.
Lưu ý trước khi lắp đặt loa âm trần, loa gắn trần
Trước khi tiến hành lắp đặt Loa âm trần, chúng ta cần lưu ý
Công suất tổng: Phải đảm bảo tổng công suất của tất cả các loa < Công suất ngõ ra của tăng âm và tốt nhất dự phòng càng nhiều càng tốt, để nếu có vặn quá ngưỡng tăng âm không bị cháy. VD như có 20 cái loa 6W thì có thể dùng tăng âm 120W, nhưng tốt nhất là dùng tăng âm 240W
Loa âm trần TOA thông thường sẽ có trở kháng cao, tuy nhiên ở một số dòng loa có cả mức trở kháng thấp (8Ω - chú yếu ở dòng loa cao cấp, nghe nhạc) đấu vào cực 4-16 Ω, loa trở kháng cao (có biến áp) đấu vào COM-100V của tăng âm. Tuyệt đối không đấu nhầm, có thể gây cháy loa
Về cơ bản, cách đấu nối loa nén vào tăng âm TOA hay của các hãng khác là như nhau. Chúng ta cần chú ý đến loại loa (trở kháng loa) và loại tăng âm (ngõ ra hỗ trợ) để đấu đúng.
Loa TOA thường quy định: Dây MÀU TRẮNG = COM (Dây âm), dây MÀU ĐEN = HOT (Dây dương).
Khi đấu song song loa, các dây đồng màu cùng nhau. Và điểm nối giữa các loa nên để ngay loa, để nếu có mất tiếng, hoặc đứt dây chúng ta dễ dàng tháo tại vị trí gắn trần và sửa. Không nối ngang dây, vì khi đã đóng trần, rất khó tìm vị trí hỏng.
Khi đấu nối tiếp - phối hợp trở kháng (dùng cho loa không biến áp), thì tổng trở phải lớn hơn trở kháng ngõ ra của tăng âm. Nên sử dụng 1-2 loa là hợp lý, nhiều hơn nên sử dụng loa có biến áp (loa trở kháng cao)
Lưu ý: Để tránh mua phải hàng giả, bạn nên vào đúng website bán hàng chính hãng tại https://toavietnam.net (0944750037) để được tư vẫn miễn phí và đảm bảo đầy đủ CO/CQ từ hãng TOA.
Cách thay đổi công suất phát của loa âm trần, loa gắn trần TOA
Mặc định với loa có biến áp, thông thường loa sẽ để ở mức công suất cao nhất và hoạt động ở chế độ trở kháng cao. Tuy nhiên trong một số ứng dụng chúng ta cần sử dụng mức công suất nhỏ hơn, do đó có thể chỉnh công suất phát của loa
*Với dòng loa phổ thông: Chủ yếu chỉnh bằng cách thay đổi dây cắm trên loa hoặc ở cổng kết nối - Cà cái này phải thay đổi ngay khi lắp đặt, muốn thay đổi phải tháo loa ra mặt trần
*Với dòng loa cao cấp, chuyên phát nhạc: Chỉ cần tháo mặt lưới ra, sau đó dùng tovit xoay về mức công suất mong muốn. Dòng loa này thường có cả vị trí trở kháng thấp, nên lưu ý khi xoay không nhầm
Cách nối loa âm trần TOA, loa gắn trần TOA vào tăng âm, amply TOA
Tùy thuộc vào loa sử dụng, chúng ta cơ bản có 2 cách nối loa âm trần phổ biến sau:
Với loa có biến áp: Đấu song song giữa các loa. Đấu chung dây MÀU ĐEN với nhau và dây MÀU TRẮNG với nhau, sau đó dây MÀU ĐEN của LOA đấu vào 100V trên tăng âm (hoặc HOT), và dây MÀU TRẮNG của loa đấu vào COM của tăng âm.
Với loa không có biến áp: Đấu song song giữa các loa hoặc nối tiếp theo các tiêu trí phía trên. Sau cùng, dây MÀU ĐEN của LOA đấu vào 4Ω trên tăng âm (hoặc HOT), và dây MÀU TRẮNG của loa đấu vào COM của tăng âm.
Sau khi các loa âm trần đã được nối với nhau, giờ là lúc chúng ta cần chú ý để đấu vào tăng âm không bị gây cháy LOA. Hiện TOA có hai dòng tăng âm phổ thông
Đấu loa âm trần vào tăng âm số Class D
Với các tăng âm số Class D như A-3200 series, A-3500 series hay A-3600 Series... Loa sẽ đấu chung vào 1 cổng COM - HOT nhưng bên cạnh sẽ thêm một Switch gạt chế độ, do đó lưu ý
Chú ý Tuyệt đối không gạt nhầm, nếu loa trở kháng thấp mà gạt sang mức HIGH là loa sẽ cháy nếu vặn volume to
Các dòng Analog sẽ có ngõ ra loa trở kháng cao và loa trở kháng thấp riêng. Cổng đấu như bên dưới
(không được nối đồng thời cả loa không biến áp và loa có biến áp cùng 1 lúc - sẽ gây cháy tăng âm)
Hướng dẫn trên chỉ có tính chất tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm nếu quý khách đấu sai gây cháy, nổ thiết bị. Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ tới số hotline: 0944750037 (Zalo, Imessage)